Gian nan nghề làm đường phên của người Mông

Gian nan nghề làm đường phên của người Mông

Ngày đăng: 03:46 PM 25/01/2019 - Lượt xem: 2497

Nghề làm đường truyền thống không bao giờ là con đường đơn giản, nhất là nghề làm đường phên của người Mông ở Lai Châu dường như bị lãng quên.

Đường phên là gì?

Nếu đường thốt nốt làm từ những giọt nước quý chảy ra từ hoa thốt nốt, thì đường phên đơn giản hơn là được kéo ra từ mật mía. Việc làm đường phên sử dụng hoàn toàn bằng phương pháp thủ công truyền thống và đang bị lãng quên đi do thói quen của người tiêu dùng yêu chuộng đường tinh luyện hơn.

Gian nan nghề làm đường phên truyền thống

Nói đến nghề truyền thống làm đường phên, có lẽ phải đề cập đến các tỉnh miền núi ở khu vực miền Bắc. Trước đây, ở Lai Châu, có rất nhiều đồng bào dân tộc theo nghề truyền thống này như người Pú Nả, người Giáy, người Mông,… Tuy nhiên, giờ đây chỉ còn một số gia đình người Mông ở bản Phìn Ngan Lao Chải (xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) vẫn giữ nghề truyền thống này.

Như thông tin được chia sẻ của anh Hảng A Tàng – một người dân bản Phìn Ngan Lao Chải (xã Tả Lèng): gia đình anh trước đây rất nghèo nên không mua được máy ép nước mía trong khi nhà anh lại trồng được rất nhiều cây mía. Ngoài ra, người nhà anh cũng đã quen ăn loại đường này nên khi nhắc đến nghề truyền thống làm nghề đường phên thì gia đình anh vẫn giữ.

Anh Tàng còn chia sẻ rằng: công đoạn ép nước mía để làm đường phên là khó khăn nhất. Bởi vì để ép được mía, giai đoạn này cần phải ít nhất từ 3 – 4 người lớn và một con trâu cực khỏe để vận hành bộ trụ ép mía.

Bộ trụ ép có thể tự chế tạo ra nhưng đối với bộ trụ ép mía của nhà anh Tàng đã tồn tại hơn mấy chục năm nay. Sở dĩ để được lâu vậy, anh Tàng chia sẻ là sau khi mỗi lần ép xong thì họ tháo ra, lau chùi và cất giữ cẩn thận.

Mía gì dùng để làm đường phên?

Để làm đường phên, người ta cần chọn mía lau, có thân nhỏ (kích thước cỡ ngón chân cái của người lớn), cứng và dài hơn một mét.

Tuy nhiên, cái khó ở đây là cần chọn tuổi mía vừa tầm, không quá già cũng không quá non. Nếu mía quá già thì lượng đường sẽ ít và bán không lời nhiều. Nếu mía quá non thì đường sẽ không thể được lâu và dễ bị hư.

Chất lượng đường phên làm bằng thủ công dường như ngon và đảm bảo chất lượng hơn so với những nơi làm đường phên bằng máy móc. Có dịp, bạn ăn thử đường phên làm bằng máy thì sẽ thấy vị hơi chát dù màu đường trông rất đẹp, có màu vàng óng vì họ bỏ thêm ít vôi vào để tẩy sản phẩm.

 

Có thể nói rằng: nghề truyền thống làm đường phên dường hiện nay rất ít và đang bị lãng quên dần. Một phần lớn chúng ta đã quen với việc sử dụng đường tinh luyện.

 

Tham khảo và chọn mua nhiều đặc sản của 64 tỉnh thành tại Đặc sản Vina:

>> Chi Nhánh Hồ Chí Minh

  • Địa chỉ 1: Lô B3, Khu Dân Cư Kim Sơn, Nguyễn Hữu Thọ, Quận 7, TP.HCM.
  • Địa chỉ 2: 125 Tân Hương, Phường Tân Quý, Quận Tân Phú, TP.HCM.
  • Địa chỉ 3: 3027 Phạm Thế Hiển , Phường 7, Quận 8, TP.HCM.

>> Chi Nhánh Quảng Ngãi

  • Địa chỉ: 220 Phan Bội Châu, Phường Trần Hưng Đạo, TP.Quảng Ngãi.

>> Thông Tin Liên Hệ

Facebook